Go88 vin App tại
- Cập Nhật:2024-12-25 16:19 Lượt Xem:171 go88.club apk
Bác sĩ thăm hỏi bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM - Ảnh: THÙY DƯƠNG
Đó là một "gánh nặng" trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Không ít bệnh nhân cho hay nếu không được BHYT hỗ trợ, chi trả có thể họ sẽ phải ngừng điều trị.
Hàng trăm loại thuốc mới sẽ được BHYT chọn chi trả trong thời gian tới ra sao?
Mỗi tháng phải chi trả hàng chục triệu tiền thuốcChị L.T.M.T., 49 tuổi, ngụ ở tỉnh Long An, được bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi từ 5 năm nay. Từ đó, bác sĩ chỉ định chị uống ba viên thuốc Spexib mỗi ngày.
Như vậy, mỗi tháng chị T. phải chi trả hơn 23 triệu đồng cho loại thuốc này.
"Từ khi điều trị bệnh ung thư phổi tôi chỉ quanh quẩn ở nhà không làm được gì để kiếm tiền. Còn chồng tôi làm lơ xe mỗi tháng cũng chỉ kiếm được vài triệu đồng. Ngày biết tin tôi mắc bệnh, bố ruột tôi cho vợ chồng tôi một miếng đất. Tôi bán đi được 310 triệu đồng mới có tiền mua thuốc trị bệnh trong những năm đầu", chị T. kể.
Hai năm nay, bác sĩ cho giảm thuốc từ ba viên xuống thành hai viên một ngày. Dù mỗi tháng số tiền mua thuốc đã giảm đi nhưng với thu nhập của gia đình chị T., một tháng chi trả hơn 15 triệu đồng tiền thuốc thì vẫn cao.
Hai năm nay, chị T. đã phải vay mẹ chồng tổng cộng hơn 200 triệu đồng để có tiền mua thuốc trị bệnh. Gần đây, vợ chồng chị đã thưa với bác sĩ điều trị: "Tụi em cạn kiệt tiền mua thuốc rồi, có khi phải bỏ điều trị".
Nghe vậy, bác sĩ điều trị động viên chị T. ráng điều trị tiếp, đừng bỏ điều trị. Bệnh viện Ung bướu đã đề xuất để loại thuốc này được BHYT chi trả.
Chị T. nghe vậy mừng đến phát khóc. Hai vợ chồng chị bàn nhau ráng vay mượn để duy trì điều trị thêm một thời gian nữa, đợi đến khi thuốc được BHYT chi trả.
Anh H.T.L., 45 tuổi, cũng ngụ ở Long An, cho biết ba anh 72 tuổi mắc hai bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư phổi đã di căn. Năm 2021, ba anh đã được các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu cắt bỏ dạ dày và từ tháng 4-2024, ba anh điều trị thêm bệnh ung thư phổi tại đây.
Từ khi được phát hiện bệnh ung thư phổi, bác sĩ chỉ định ba anh dùng thuốc truyền tĩnh mạch. Cứ ba tuần gia đình anh đã phải chi trả 43 triệu đồng. Thời gian điều trị từ 8-12 tháng tùy tình trạng bệnh.
Anh L. mong những bệnh nhân được điều trị các loại thuốc mới như ba anh sẽ được BHYT chia sẻ một phần gánh nặng tiền thuốc, nếu không được BHYT hỗ trợ chi trả anh L. cũng không biết có thể chi trả được trong thời gian tới hay không.
Một bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết hiện Bệnh viện Ung bướu sử dụng nhiều loại thuốc mới, mắc tiền điều trị cho bệnh nhân nhưng những loại thuốc này đều chưa được BHYT thanh toán. Còn những loại thuốc được BHYT thanh toán là những loại thuốc đã có từ hơn 10 năm trước. Theo vị bác sĩ này, "điều này rất vô lý, thiệt thòi với bệnh nhân".
Vị bác sĩ này cho rằng BHYT phải phê duyệt các loại thuốc dựa trên hiệu quả của từng loại thuốc. Với những loại thuốc có hiệu quả cao trong điều trị cần được BHYT phê duyệt sớm cho bệnh nhân.
Có những loại thuốc trúng đích (loại thuốc mới), sau 5 năm sử dụng có đến 60% bệnh nhân chưa kháng thuốc. Đây là một con số rất lớn nói lên hiệu quả điều trị của loại thuốc mới này.
Bởi lẽ, một bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn 4 phải điều trị hóa trị như trước thì trung bình sau 8 tháng điều trị chỉ 50% bệnh nhân còn sống và 50% bệnh nhân còn lại tử vong. Rất ít bệnh nhân sống được đến 4 năm.
Những loại thuốc mới có giá cao, không được BHYT thanh toán đã làm nhiều bệnh nhân không được điều trị hoặc phải bỏ điều trị giữa chừng, gây thiệt thòi rất lớn cho bệnh nhân.
Khi biết bệnh nhân đuối dần khả năng chi trả tiền thuốc, bác sĩ đã cố "cứu vớt" bằng cách giảm liều thuốc cho bệnh nhân, ví dụ từ ba viên xuống hai viên/ngày. Tuy nhiên, có những bệnh nhân khi giảm liều thuốc đã bị di căn não.
Lúc này bác sĩ đã thuyết phục bệnh nhân mua đủ thuốc uống trở lại vì "đây là tình trạng khẩn cấp". Khi bệnh nhân uống đủ ba viên thuốc trở lại, bệnh nhân hết di căn não.
Vị bác sĩ này cho biết những loại thuốc trúng đích này điều trị rất hiệu quả, thậm chí mang lại kết quả điều trị không tưởng. Ngày trước cũng là những bệnh nhân mắc bệnh tương tự, điều trị hóa trị rất cực.
Khi truyền hóa chất vào bệnh nhân bị rụng tóc, khối bướu của bệnh nhân rất lâu mới nhỏ lại nhưng bây giờ chỉ cần uống những loại thuốc viên mới này trong 1-2 ngày những hạt đã nhỏ lại.
Kết quả điều trị này đã làm các bác sĩ rất ngạc nhiên vì ngay cả khi lấy những hạt này ra, ngâm trong axit đậm đặc cũng không thể teo nhanh được như vậy. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào uống thuốc cũng đều may mắn như vậy vì có nhiều bệnh nhân bị kháng thuốc ngay từ lúc đầu.
Bệnh nhân làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một bệnh viện - Ảnh: HÀ QUÂN
TP.HCM đề xuất khoảng 80 loại thuốc được BHYT hỗ trợ, chi trảTương tự, nhiều bệnh nhân mắc bệnh Pemphigus đang nằm điều trị tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM đã được sử dụng thuốc ức chế miễn dịch đặc hiệu cho căn bệnh này. Đó là thuốc sinh học Rituximab.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết bệnh nhân mắc bệnh Pemphigus sẽ được điều trị trong một năm rưỡi với năm liều, bao gồm liều 1, liều 2 là hai liều tấn công, điều trị cách nhau hai tuần. Thuốc này có hai loại chính. Một loại sản xuất ở Thụy Sĩ có giá 20 triệu đồng/lọ, còn một loại sản xuất ở Ấn Độ có giá 10 triệu đồng/lọ.
Mỗi đợt điều trị bệnh nhân cần sử dụng hai lọ thuốc. Đa số bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM thường chọn loại thuốc Ấn Độ vì có giá rẻ hơn. Như vậy trong cả quá trình điều trị sẽ hết 100 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác. Tuy nhiên loại thuốc này cũng chưa được BHYT thanh toán.
"Mới đây, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cũng đã gửi văn bản lên Sở Y tế đề xuất loại thuốc này được BHYT chi trả", bà Phạm Thị Uyển Nhi, phó trưởng phòng phụ trách, phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết.
Sở Y tế TP.HCM trong năm 2024 đã có văn bản gửi Vụ BHYT Bộ Y tế đề xuất bổ sung khoảng 80 loại thuốc để được BHYT thanh toán cho bệnh nhân. Những loại thuốc này gồm thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị ngộ độc, thuốc chống rối loạn tâm thần và tác động lên hệ thần kinh, thuốc tác động trên đường hô hấp...
Nhiều đề xuất đưa thuốc điều trị ung thư được bảo hiểm chi trảĐể xây dựng danh mục thuốc mới, Bộ Y tế đã đề nghị các cơ sở y tế dựa vào tình hình thực tế có những đề xuất xây dựng danh mục thuốc. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quốc Toản - Vụ BHYT, Bộ Y tế - cho hay đã nhận được đề xuất hồ sơ của hàng trăm cơ sở y tế, sở y tế các tỉnh thành, hãng dược… gửi về.
Theo thống kê, hầu hết các đơn vị đề xuất bổ sung các thuốc điều trị ung thư, tim mạch, nội tiết. Trong đó nhiều nhất là thuốc điều trị đích để điều trị ung thư bao gồm 28 loại thuốc. Tiếp đến là các loại thuốc kháng sinh, insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đề xuất thay đổi cấp chuyên môn, điều kiện, tỉ lệ thanh toán với 35 loại thuốc, 16 nhóm tác dụng.
Theo ông Toản, để bổ sung các loại thuốc mới vào danh mục thuốc BHYT cần đánh giá về tác động lên quỹ BHYT, hiệu quả của thuốc… Sau khi tổng hợp những đề xuất này sẽ được hội đồng chuyên môn đánh giá các tiêu chí để đưa vào danh mục thuốc mới.
"Các loại thuốc mới ngoài đảm bảo hiệu quả điều trị, thuốc tốt còn phải đảm bảo cân bằng quỹ. Đặc biệt, đối với các loại thuốc điều trị đích thường có chi phí cao, vì vậy tùy thuộc vào tình hình thực tế, có thể sẽ đồng chi trả một phần tùy thuộc vào khả năng chi trả của quỹ BHYT. Dự kiến trong quý 1-2025 sẽ ban hành danh mục thuốc mới", ông Toản nói.
Theo bà Vũ Nữ Anh, phó vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, các tiêu chí xem xét đưa thuốc vào danh mục đã được quy định cụ thể tại thông tư. Dựa vào những tiêu chí này hội đồng chuyên môn sẽ xem xét bổ sung thuốc vào danh mục.
Ví dụ thuốc được đưa vào danh mục phải là thuốc có trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của WHO hoặc của Bộ Y tế, cơ quan có thẩm quyền; thuốc có báo cáo đánh giá tác động ngân sách; có bằng chứng khoa học về chi phí - hiệu quả…
Bên cạnh đó, những loại thuốc, hoạt chất có khuyến cáo không sử dụng; thuốc, hoạt chất có cảnh báo về an toàn hoặc lợi ích không vượt trội so với nguy cơ… sẽ được xem xét đưa ra khỏi danh mục.
"Với những quy định, tiêu chí cụ thể sẽ tạo hành lang cho các bệnh viện, hãng dược… xây dựng hồ sơ xem xét đưa thuốc ra hoặc vào danh mục BHYT, đáp ứng được nhu cầu điều trị bệnh cho người dân", bà Nữ Anh nói.
- Băn khoăn mức hỗ trợ 1-3 triệu đồng không khuyến khích được ‘gia đình sinh đủ 2 con’2024-12-25
- Apple bị đòi bồi thường gần 4 tỉ USD vì 'bẫy' người dùng mua iCloud2024-12-25
- Mỹ cấm hai hóa chất cực độc có trong keo dán, chất tẩy2024-12-25
- Hàng trăm loại thuốc mới sẽ được bảo hiểm y tế chi trả2024-12-25
- Bộ Tư pháp Mỹ buộc Google bán trình duyệt web Chrome2024-12-25
- Lên mạng suốt nhưng nhiều người trẻ cô đơn, không giao tiếp ai2024-12-25